Chúng tôi

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

Vai trò của người quản lý trong quản lý sản xuất

Người quản lý trong quản trị sản xuất của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, người quản lý sản xuất có thể khiến một doanh nghiệp thành công và thất bại qua những quyết định đúng sai của họ. Các nhà quản lý sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. Cũng như các nhà quản trị nói chung, nhà quản trị sản xuất thực hiện các chức năng cơ bản của quản trị như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.



Các hoạt động chủ yếu của một nhà quản trị sản xuất là:

1. Hoạch định

- Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ
- Xây dựng kế hoạch tiến độ, kết hoạch năng lực sản xuất
- Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác
- Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng
- Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị

2. Tổ chức

- Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm
- Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động
- Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hóa và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất
- Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị


3. Kiểm soát

- Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu
- So sánh chi phí với ngân sách, so sánh việc thực hiện định mức lao động, so sách tồn kho với mức hợp lý
- Kiểm tra chất lượng

4. Lãnh đạo

- Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất
- Thiết lập các chính sách nhân sự, các hợp đồng lao động
- Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc
- Chỉ ra các công việc cần làm gấp

5. Động viên

- Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu mong muốn
- Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất
- Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi

6. Phối hợp

- Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất, phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hóa
- Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết
- Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông
- Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng
- Chức năng đào tạo phát triển nhân sự, giúp đỡ công nhân

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

Phần mềm quản trị sản xuất có khả năng xử lý mạnh mẽ hầu hết các phân hệ trong hoạt động sản xuất, tiêu biểu như:

1. Lập kế hoạch sản xuất:

Kết nối tổng thể các thông tin trong doanh nghiệp để đảm bảo các bộ phận có đầy đủ nguyên vật liệu và sản phẩm có sẵn khi cần tại thời điểm đó nhưng chỉ với số lượng vừa đủ để giữ cho nhà máy hoạt động hiệu quả với lượng hàng tồn kho dư thừa ở mức tối thiểu.
- Căn cứ vào thời gian giao hàng của đơn hàng và tình hình nguyên vật liệu, nhân sự, máy móc thiết bị để lên kế hoạch sản xuất theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- Căn cứ vào danh sách đơn hàng cần sản xuất theo từng thời điểm, định mức nguyên vật liệu thực, tồn kho thực tế, thời gian giao hàng của nhà cung cấp để lên kế hoạch vật tư phục vụ sản xuất từng thời điểm. Hạn chế việc mua dư thừa nguyên vật liệu, tiết kiệm các chi phí về bảo quản kho, ứ đọng hàng tồn.
- Tính toán năng lực sản xuất để quyết định nhận thêm đơn hàng.
- Căn cứ dữ liệu quá khứ để lên dự báo nhu cầu tương lai, lên kế hoạch nhân sự, máy móc.

2. Tính giá thành sản xuất:

Hệ thống tự động tính toán các khoản chi phí dựa theo định mức được quy định, giảm thiểu tối đa sai sót khi tính toán giá thành sản xuất. Là nền tảng cốt lõi để đảm bảo sức khỏe tài chính doanh nghiệp.
- Tính giá thành sản phẩm theo nguyên vật liệu trực tiếp
- Có thể đáp ứng được mô hình sản xuất hàng loạt và sản xuất theo đơn hàng. Dữ liệu tính toán giá thành được liên kết trực tiếp với định mức nguyên vật liệu sản phẩm (BOM)
- Tính toán theo chi phí nhân công trực tiếp
- Dữ liệu được liên kết trực tiếp với các phân hệ chấm công, tính lương, tính theo công ngày, theo sản phẩm và năng suất làm việc để tính toán được chính xác chi phí nhân công.
- Tính toán theo chi phí sản xuất chung
- Bao gồm các dữ liệu khấu hao tài sản, máy móc thiết bị, và các loại chi phí khác đều được trích xuất đầy đủ và chi tiết.

3. Quản lý kho:

Chấm dứt ngay lập tức tình trạng mất kiểm soát hàng hóa, nguyên vật liệu với giải pháp quản lý kho vô cùng khoa học và chi tiết
- Quản lý xuất-nhập-tồn
- Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được phân bổ chi tiết theo từng kho, từng vị trí để dễ dàng truy xuất. Đặc biệt với chức năng xác định nguyên vật liệu giành hàng (SO) sẽ giúp đảm bảo luôn có đủ số lượng khi cần sản xuất và không bị chồng chéo nguyên vật liệu sản phẩm.
- Quản lý theo mã vạch, barcode, theo lô-date
- Với những mô hình hoạt động sản xuất theo nhiều công đoạn, cần liên tục xuất nhập bán thành phẩm, thành phẩm, kiểm soát chất lượng... sẽ được giải quyết và kiểm soát triệt để bằng công nghệ quản lý mã vạch, barcode.
- Hệ thống báo cáo và liên kết dữ liệu
- Dữ liệu kho hàng luôn được tổng hợp tức thì theo chứng từ như: phiếu nhập, phiếu xuất, điều chuyển kho, xuất kho lắp ráp, thực hiện tính và cập nhật giá hàng tồn kho. Cho phép lên các báo cáo nhập xuất tồn theo mặt hàng, vụ việc.

4. Theo dõi tiến độ sản xuất:

Tiến độ sản xuất luôn được cập nhật tức thời theo từng công đoạn sản xuất. Giúp nhà quản lý theo dõi, kiểm soát và kịp thời ra quyết định phù hợp.
- Tiến độ sản xuất luôn được cập nhật tức thời theo từng công đoạn sản xuất. Giúp nhà quản lý theo dõi, kiểm soát và kịp thời ra quyết định phù hợp tại từng công đoạn sản xuất.
- Cho biết tình trạng đơn đặt hàng: Chưa sản xuất; Đang chờ nguyên vật liệu; Đề xuất kho nguyên vật liệu sản xuất; Đang được sản xuất tại từng công đoạn cụ thể; Đã nhập kho; Đã giao hàng.
- Quản lý đơn hàng trễ, đơn hàng sắp đến hạn giao. Báo cáo phân tích năng lực giao hàng. Cảnh báo vượt quá công suất và cập nhật theo từng công đoạn.
- Tính toán tổng năng lực sản xuất, tổng thời gian theo thời gian thực.
- Tự động thông báo để đôn đốc và nhắc việc.




5. Quản lý chất lượng:

- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chi tiết theo từng công đoạn và có liên kết với các bộ phận khác để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và giảm thiểu sai sót thấp nhất. Đồng thời đo lường năng suất theo từng nhân sự, máy móc, nhà máy.
- Kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng bán thành phẩm tại mỗi công đoạn; Chất lượng sản phẩm đầu cuối.
- Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Cập nhật dữ liệu để phân tích.
- Thống kê, đánh giá các chỉ số hỏng, huỷ, tiêu hao, xác định nguyên nhân lỗi tại từng công đoạn, từng bộ phận để khắc phục.
- Phản ánh chi phí lỗi, huỷ, sản xuất lại vào giá thành sản xuất.

6. Quản lý nhân sự:

Nhân sự là nguồn lực vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, LinkQ ERP chú trọng vào các tính năng giúp doanh nghiệp quản trị dễ dàng nguồn nhân lực, bố trí công việc hợp lý, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho nhân sự. Bao gồm các phân hệ chính như:
- Quản lý thông tin nhân viên
- Quản lý hợp đồng
- Tuyển dụng và đào tạo
- Đánh giá xếp loại nhân viên
- Quản lý chấm công
- Quản lý tính lương
- Quản lý phép
- Quản lý bảo hiểm
- Quản lý thuế thu nhập cá nhân
- Quản lý cấp phát công cụ dụng cụ
- Hệ thống biểu đồ báo cáo

7. Báo cáo hợp nhất:

Giúp nhà quản lý nắm chắc được toàn bộ các thông số hoạt động doanh nghiệp sản xuất như:
- Báo cáo nhu cầu vật tư.
- Báo cáo thống kê sản lượng sản xuất theo nhiều tiêu chí như tỷ lệ hỏng/hủy/phế phẩm.
- Báo cáo trạng thái lệnh/kế hoạch sản xuất.
- Hệ thống cảnh báo tự động khi phát sinh thiếu hụt hoặc vượt định mức.


-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

CÁC LOẠI PHẦN MỀM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

 PHẦN MỀM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT:



1. Phần mềm đóng gói:

 

Là hệ thống phần mềm được viết sẵn và áp dụng đại trà cho tất cả các doanh nghiệp và ngành nghề. Đặc điểm của loại phần mềm này là triển khai nhanh chóng, giá thấp, tuy nhiên có nhiều tính năng thừa không cần thiết. Đồng thời một vài tính năng đặc thù (do văn hóa quản trị của doanh nghiệp, đặc thù của ngành nghề) thì phần mềm đóng gói lại thiếu và không đáp ứng được.

 

2. Phần mềm tối ưu hóa (Customize):

 

Là hệ thống phần mềm được các chuyên gia phân tích quy trình hoạt động từ trước, sau đó mới lập trình phần mềm theo đúng nhu cầu của khách hàng, theo phong cách quản trị và yếu tố đặc thù của ngành nghề. Đặc điểm của loại phần mềm này là đáp ứng được hầu hết các yêu cầu quản trị của khách hàng, là hệ thống phần mềm duy nhất chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, với các tính năng vừa đủ, không dư thừa, không thiếu.


-----------------------------
Công ty cổ phần phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam
Số 23 LK 10 KĐT Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Hotline Dịch vụ & CSKH: 0903.418.369